Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt Google Tag Manager 2024

Google Tag Manager

Google Tag Manager hay GTM là công cụ giúp các marketer của doanh nghiệp có thể theo dõi website. Công cụ này giúp quản lý các thẻ Google trong website một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, GTM giúp đội ngũ marketing có thể tập trung vào các dự án lớn thay vì thực hiện các thao tác tạo đoạn mã cho Tag Google. Vậy GTM là gì mà lại được doanh nghiệp và các marketer yêu thích như vậy?

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager là một công cụ của Google được tạo ra để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các phòng ban Marketing. GTM được dùng để theo dõi các chiến dịch Marketing qua Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads,  tự động cập nhật website và thực hiện quản lý thẻ JavaScript cũng như HTML, v.v.

Google Tag Manager
Google Tag Manager là công cụ phổ biến được nhiều người dùng

GTM hoạt động như thế nào?

Website sẽ có từ 5-6 đoạn mã tag được cài vào giúp dễ dàng quản lý. Bạn chỉ cần cài lên GTM là đã đủ, GTM sẽ quản lý 5-6 đoạn mã trên. Khi bạn đã có GTM thì tất cả các đoạn mã (Thẻ)  lên GTM chứ không cần cài lên website của mình. Đây là sự tiện lợi nhất của của trình quản lý thẻ GTM.

Sự khác nhau giữa Google Analytics và Google Tag Manager

Google Analytics (GA) và Google Tag Manager (GTM) là hai công cụ khác nhau phục vụ cho hai mục đích khác nhau.

  • GTM (Google Tag Manager): GTM cho phép bạn quản lý các mã theo dõi Javascript khác nhau (còn được gọi là thẻ tags) trên trang web của bạn. Mã theo dõi Google Analytics là một trong những thẻ đó. GTM được sử dụng để gửi dữ liệu từ trang web của bạn đến các công cụ tiếp thị/phân tích khác (bao gồm cả GA).
  • GA (Google Analytics): Google Analytics là một công cụ phân tích cung cấp các báo cáo. GA tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến lượt truy cập trang web, hành vi người dùng, và hiệu suất trang web. GTM không có tính năng báo cáo, nó chỉ là công cụ để quản lý và gửi dữ liệu đến GA và các công cụ khác.
So sánh Google Analytics và Google Tag Manager
So sánh Google Analytics và Google Tag Manager

Lợi ích của Google Tag Manager

Google Tag Manager ra đời đã mang lại những lợi ích bất ngờ. VNSEO tin rằng bạn sẽ muốn sử dụng nó ngay lập tức sau khi tìm hiểu.

  1. Giúp theo dõi nâng cao: Với GTM, bạn dễ dàng gắn số thẻ tùy ý trên website để theo dõi hành động của khách hàng khi truy cập website.
  2. Quản lý thẻ hiệu quả: GTM cho phép chủ sở hữu thêm, chỉnh sửa, hoặc xóa các thẻ trên web một cách dễ dàng chỉ với cú click chuột.
  3. Tăng tốc website: Việc sử dụng các công cụ phân tích, đo lường phần lớn sẽ khiến tốc độ truy cập web bị hạn chế. Với GTM thì nỗi lo này hoàn toàn bị xóa bỏ.
  4. Linh hoạt và tiết kiệm thời gian: Như đã nói, GTM quản lý tất cả các thẻ.Từ đó các hoạt động như thêm thẻ, kích hoạt, chỉnh sửa, xóa hoặc vô hiệu hóa thẻ nào đó, bạn có thể thao tác nhanh với vài cú click chuột.

Cách cài đặt Google Tag Manager chi tiết

Để sử dụng Google Tag Manager, người dùng cần biết cách thiết lập tài khoản trên công cụ này. Sau đây là hướng dẫn của VNSEO về cách tạo tài khoản GTM đơn giản gồm 4 bước sau:

  • Bước 1: Người dùng truy cập vào đường dẫn: https://TagManager.Google.com/#/home.
  • Bước 2: Người dùng điền thông tin vào các ô mà hệ thống yêu cầu.
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất bước 2, bạn sẽ nhận được 2 đoạn mã code.
  • Bước 4: Người dùng bấm “Submit” tại giao diện của GTM.

Để kiểm tra đã gắn mã thành công hay chưa, bạn cần tải tiện ích Google Tag Assistant cho Chrome. Google Tag Assistant sẽ hiện tick xanh khi quá trình cài đặt đã thành công.

Cách cài đặt Google Tag Manager chi tiết
Các bước cài đặt Google Tag Manager chi tiết

Hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager

Để sử dụng Google Tag Manager (GTM), bạn có thể xem và làm theo qua các bước sau:

Vai trò của Google Tag Manager đối với SEO

Bên cạnh GTM giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thôi thì Google Tag Manager ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình bạn SEO đấy.

Tối ưu các chỉ số Analytics:

  • GTM có thể đo lường hành vi người dùng, điều này rất quan trọng vì user thường khó tính.
  • Khi đó, bạn có thể tối ưu các element, banner, content,… dựa trên hành vi của user thông qua Google Analytics, Hotjar,…
  • Từ đó, cải thiện chất lượng content và đặt các CTA tốt hơn, giúp tăng hiệu quả cho Time On Site và giảm Bounce Rate.

Code các mã chạy Automation:

  • Bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để code các mã chạy auto trong thẻ. Các mã đó có thể là auto Schema JSON-LD giúp tối ưu thời gian làm schema cho các bài viết blogpost hay sản phẩm (đặc biệt hữu ích cho thị trường TMĐT với hàng ngàn sản phẩm).
  • Đồng thời, giúp bạn nén các mã code lại để tăng tốc độ tải trang, một yếu tố quan trọng trong xếp hạng của Google.

Nhờ các vai trò trên, GTM không chỉ giúp bạn quản lý các thẻ dễ dàng mà còn hỗ trợ tích cực trong việc cải thiện SEO cho trang web của bạn.

Vai trò của Google Tag Manager đối với SEO
Vai trò của Google Tag Manager đối với SEO

Câu hỏi thường gặp về Google Tag Manager

GTM có làm chậm website không?

Có. Mặc dù GTM có thể ảnh hưởng đến tốc độ load của trang web, nhưng những lợi ích mà GTM đem lại thì không thể đo đếm được. Để khắc phục nhược điểm này, bạn có thể sử dụng các plugin cache để tăng tốc cho website.

Thẻ Google có giúp SEO không?

Google Tag Manager (GTM) là một sản phẩm của Google giúp các chuyên gia SEO hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra trên một trang web. GTM cũng cung cấp một cách để dễ dàng thêm thẻ tag và trigger (trình kích hoạt) cũng như thêm những công cụ như Google Analytics và các phần mềm liên quan đến SEO khác.

Google Tag Manager để làm gì?

GTM do Google phát hành, được các chuyên gia về SEO sử dụng để nắm bắt kịp thời những gì đang diễn ra trên một website. Ngoài ra, nhờ GTM, người dùng dễ dàng thêm tag và triggers, công cụ Google Analytics hoặc một số phần mềm khác có liên quan đến SEO.

Google Tag Manager có tính phí không?

GTM có cả gói miễn phí và gói trả phí. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, người dùng nên cân nhắc chọn gói nào. Nếu bạn là một công ty,, việc sử dụng gói GTM có tính phí sẽ lợi hơn vì bạn có thể khai thác nhiều tính năng mới trên công cụ này hơn.

Có cần học code khi dùng GTM không?

Người dùng không cần học code khi sử dụng Google Tag Manager. Sau khi cài đặt các thông tin cơ bản, Google sẽ tự cung cấp một đoạn mã để bạn dán vào website. Tuy nhiên, có sự hiểu biết về CSS, HTML, Regular Expression, DOM, và JavaScript sẽ là một lợi thế lớn.

Google Tag Manager có thu thập dữ liệu cá nhân người dùng?

Google có thể thu thập thông tin người dùng thông qua cách thức và những thẻ đã được triển khai. Mục đích của việc sử dụng dữ liệu để cải thiện, duy trì và phát triển dịch vụ như được mô tả trong chính sách bảo mật của Google. Tuy nhiên, Google sẽ không chia sẻ dữ liệu này với bất kỳ sản phẩm nào khác của Google mà không có sự đồng ý của bạn.

Google Tag Manager là công cụ hữu ích giúp các marketer có thể theo dõi website
GTM là công cụ hữu ích giúp các marketer có thể theo dõi website

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được kiến thức cơ bản về Google Tag Manager là gì cũng như cách thiết lập và hướng dẫn cài đặt GTM. Đồng thời, bạn đã hiểu được những ứng dụng cơ bản của công cụ tuyệt vời này của Google và cách sử dụng GTM vào hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Đừng quên truy cập diễn đàn SEO VNSEO.VN mỗi ngày để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về Google, Marketing, và Digital Marketing.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *